Khi các dự án bất động sản ngày càng phát triển tại thành phố lớn, Nha Trang đã trở thành một điển hình. Với vị trí đẹp và khí hậu ôn hòa, thành phố này thu hút lượng lớn nhà đầu tư. Dự án bất động sản tại Nha Trang mang lại cơ hội sinh lời và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở và nghỉ dưỡng cao cấp cho khách du lịch.
CafeLand - Ngôi nhà có diện tích 120m2 nằm trong chương trình tái định cư ở thành phố Nha Trang.
Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng với cát trắng, bãi biển trong vắt. Tuy nhiên, nơi đây đang phải đối mặt với những vấn đề duy trì các làng nghề đánh bắt cá truyền thống trong quá trình đô thị hóa.
Khi các dự án bất động sản ngày càng xuất hiện rộng tại các thành phố lớn, trong đó Nha Trang là một điển hình, dẫn đến chính phủ phải giải quyết công tác đền bù giải tỏa cho người dân để họ có thể tái định cư một nơi khác. Hơn nữa, có một bất cập khác là việc xây dựng nhà tái định cư lại không theo quy tắc riêng nên dẫn đến hậu quả người dân tự ý xây nhà trái phép.
Trái ngược với các hệ lụy trên, ngôi nhà tái định cư này đã có một cách khắc phục khác, đó là đương đầu với thách thức và định hướng là ngôi nhà có trách nhiệm với xã hội hơn.
Đầu tiên, kiến trúc sư đề xuất là ngôi nhà nhỏ tối ưu hóa các công năng cơ bản nhất để chừa không gian cho sân trước và sân sau, nơi đây các thành viên sẽ sinh hoạt tập trung vào các hoạt động nghề truyền thống, các em nhỏ thì có thể vui đùa cùng nhau.
Tiếp theo, kiến trúc sư đề xuất phần mặt tiền với cấu trúc linh hoạt để giảm tối đa bức xạ nhiệt từ phía Tây. Mặt tiền này bao gồm hai mô đun với khung thép và cửa chớp bằng gỗ.
Cuối cùng, chi phí cũng là yếu tố không kém phần quan trọng, do ngân sách có hạn khoảng 800 triệu đồng, nên có hai giải pháp để có thể giúp giảm chi phí là sử dụng vật liệu tái chế và thiết kế không gian vay mượn. Những giải pháp trên đã mang đến cho ngôi nhà vẻ mộc mạc và gần gũi hơn.
Ngoài ra, kiến trúc sư còn lấy các tấm gỗ đã sử dụng từ ngôi nhà cũ để tạo thành các đồ nội thất như bếp, sofa, bàn và các bậc cầu thang. Chính vật liệu tái chế này sẽ giảm đi khá nhiều chi phí hoàn thiện mà còn giúp ngôi nhà lưu lại những kỷ niệm.
Nhìn chung, ngôi nhà tái định cư là một câu chuyện nhân văn thể hiện cách giao tiếp giữa con người với môi trường thông qua các giải pháp kiến trúc mà kiến trúc sư đã tìm thấy sau khi khảo sát và phân tích hiện trạng. Qua đây, họ cũng hy vọng công trình có thể truyền cảm hứng cho các kiến trúc sư trẻ về kiến trúc nhà tái định cư với ngân sách tiết kiệm.
Bản vẽ kiến trúc ngôi nhà tái định cư ở Nha Trang
(Nguồn hình: A+ Architects)