Đồng hồ đeo tay cũng có thể trở thành thiết bị đo nhịp tim vô cùng tiện lợi nhớ chức năng Pulsometer. Vậy Pulsometer là gì? Cùng SHOPDONGHO.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Pulsometer trên đồng hồ là gì?
Pulsometer (hay Pulsograph) là chức năng đo xung nhịp trên đồng hồ giúp người dùng tính số nhịp tim mỗi phút thông qua kim giây bấm giờ và thang đo chuyên dụng được in trên vành bezel hoặc mặt số. Nhịp đập của người đeo đồng hồ được đếm cho đến khi kim đạt đến một số nhất định là 15 hoặc 30. Lúc đó, thang đo xung nhịp sẽ cho chúng ta biết nhịp tim tương ứng vào thời điểm đồng hồ bấm giờ dừng lại.
Chức năng Pulsometer thường được trang bị trên đồng hồ Chronograph nhằm phục vụ cho bất kỳ ai cần theo dõi nhịp tim vì lý do sức khỏe hoặc thể lực. Ví dụ: bác sĩ đo mạch bệnh nhân, vận động viên tập luyện thể thao, người bị bệnh tim cần kiểm soát nhịp tim thường xuyên. Mặc dù thang đo Pulsometer hoạt động song song với chức năng bấm giờ nhưng ở một số đồng hồ Pulsometer có thể không được trang bị tính năng bấm giờ.
Với nhiều lựa chọn trên thị trường hiện nay, đồng hồ Pulsometer có thể không phải là thiết bị thực tế nhất để theo dõi sức khỏe của bạn. Dù vậy, nó vẫn nên được đánh giá cao vì là một sự đổi mới.
Lịch sử ra đời đồng hồ Pulsometer
Với những cỗ máy thời gian tích hợp chức năng Pulsometer, người dùng sẽ đơn giản hóa được quá trình bắt mạch. Để tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển tính năng này, bạn có thể khám phá thông qua các mốc thời gian dưới đây:
- Năm 1707: Tiến sĩ Floyer và thợ đồng hồ người Anh Samuel Watson cùng phát triển thành công chiếc đồng hồ đo nhịp tim đầu tiên, đóng vai trò là tiền thân của đồng hồ bấm giờ.
- Năm 1800: Patek Philippe tạo ra cỗ máy thời gian đầu tiên có thang đo nhịp tim. Kể từ đây, các bác sĩ bắt đầu dùng các sản phẩm đo xung nhịp để kiểm tra mạch của bệnh nhân.
- Năm 1913, 1915, 1917: Những sản phẩm bấm giờ có nút bấm được ra đời lần đầu đến từ các thương hiệu Longines, Breitling, Universal Genève.
- Năm 1920: Đồng hồ có chức năng đo nhịp tim được sử dụng phổ biến trong y tế.
Ngày nay, khi công nghệ phát triển vượt bậc thì các thiết bị y tế đo nhịp tim hiện đại đã thay thế cho những cỗ máy thời gian có chức năng Pulsometer. Tuy nhiên, các sản phẩm đeo tay đo xung nhịp này mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ độc đáo nên vẫn thu hút bao người đam mê sưu tập cỗ máy thời gian.
Cách thức hoạt động của Pulsometer
Phương pháp truyền thống để đo nhịp tim là đếm mạch trong 15 giây, sau đó nhân số đó với 4 để xác định số nhịp tim trung bình mỗi phút. Đây cũng là lý do vạch số trên thang đo xung nhịp thường được hiệu chỉnh là 15 hoặc 30.
Cách chức năng Pulsometer vận hành rất đơn giản, chỉ cần thông qua việc khởi động đồng hồ bấm giờ là người dùng có thể đếm nhịp tương ứng với số đã hiệu chỉnh. Kế tiếp, bạn hãy nhìn vị trí của kim giây trên thang đo để xác định nhịp tim theo số nhịp mỗi phút mà không cần phải làm bất kỳ phép nhân nào.
Để sử dụng tính năng Pulsometer của cỗ máy thời gian, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bắt mạch và bấm giờ ngay trong nhịp tim đầu tiên.
- Bước 2: Tùy vào số đánh dấu trên thang đo Pulsometer là 15 hay 30, đếm đủ 15 hoặc 30 nhịp tim rồi bấm nút dừng.
- Bước 3: Dựa theo kim Chronograph và thang đo Pulsometer, đọc số nhịp tim trong 1 phút.
Pulsometer là một tính năng đã từng rất hữu dụng. Dù hiện nay, chức năng này không còn được coi trọng như trước nhưng vẫn đem đến giá trị thẩm mỹ cao cho các cỗ máy thời gian.
Bài viết liên quan: