Đồng hồ cơ là một công cụ đo thời gian phổ biến, nhưng điều quan trọng là chúng có chính xác không? Để kiểm tra, ta có thể so sánh đồng hồ cơ với một nguồn thời gian chính xác như đồng hồ điện tử. Nếu các chỉ số trên đồng hồ cơ giữ đúng với thời gian được hiển thị trên đồng hồ điện tử, ta có thể nói đồng hồ cơ đang hoạt động chính xác.
"Đồng hồ cơ có chính xác không? làm thế nào kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ?“ là câu hỏi của nhiều người khách hàng băn khoăn khi lần đầu nghe đến độ chính xác của dòng đồng hồ cơ cổ điển. Đồng hồ cơ luôn tạo được sức hấp dẫn vô hình đối với phần đông người yêu thích sưu tầm đồng hồ, đặc biệt là phái mạnh, bởi các giá trị lịch sử, tên tuổi thương hiệu làm nên chúng, là dòng sang trọng hơn, đẳng cấp các dòng đồng hồ điện tử, pin, ánh sáng,v.v…
CITIZEN." src="https://donghotantan.vn/wp-content/uploads/2018/09/kiem-tra-do-chinh-xac-cua-dong-ho-co-73.jpg"/>
Đồng thời là dòng đồng hồ bền lâu, không có tuổi thọ (tuổi thọ tuỳ thuộc vào cách sử dụng đúng của người đeo), có mẫu mã thiết kế sáng tạo, độc đáo, cộng với thách thức trong việc sử dụng (muốn dùng được đồng hồ cơ tốt cần phải có kiến thức khá chuyên sâu về đồng hồ, đồng thời phải luôn cẩn thận tinh tế, chu đáo trong việc sử dụng hằng ngày tạo nên sự thú vị trong việc chơi đồng hồ hơn là sự nhàm chán từ việc hoạt động quá ổn định của đồng hồ pin.)
Một điểm yếu khá lớn của đồng hồ cơ nằm ở sự thiếu chính xác khi cập nhật thời gian mỗi ngày, kém hơn hẳn so với tất cả các dòng đồng hồ hiện đại. Chính vì vậy mà độ chính xác của đồng hồ cơ luôn là điều khiến khách hàng ngập ngừng trước khi chọn mua. Để có thể giúp bạn đọc kiểm soát được độ sai số của dòng đồng hồ cơ của mình, SHOPDONGHO.com sẽ cùng bạn đọc khám phá độ chính xác của đồng hồ cơ, cũng như cách kiểm tra được độ chính xác của mẫu đồng hồ cơ mà bạn đang sở hữu.
1. Đồng hồ cơ có chính xác không?
Đồng hồ cơ là một trong những sáng tạo kỳ diệu bậc nhất trong lịch sử phát minh của nhân loại. Chúng không dựa vào nguồn năng lượng điện, hay dùng các chuyển động để tạo ra điện năng, mà hoàn toàn dựa vào chuyển động cơ đơn thuần để đồng hồ hoạt động lâu dài.
Tuy nhiên, việc sử dụng hàng chục, hàng trăm những bộ phận nhỏ li ti mà tạo nên những hoạt động phối hợp một cách uyển chuyển thì thật khó để cho ta một thông số giờ chính xác bởi bộ máy này sử dụng quá nhiều bộ phận, làm phức tạp chuyển động, dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động và khi chỉ cần một bộ phận bị lệch nhịp thì bộ máy sẽ có chuyển động sai số.
Đồng thời, năng lượng cho đồng hồ cơ hoạt động phải dựa vào chuyển động không đều từ tay người dùng khiến cho độ hoạt động của chúng cũng lúc nhanh lúc chậm. Vậy nên, khi bạn đã đeo đồng hồ cơ automatic thì độ sai số hằng ngày nằm khoảng quy định từng loại máy là điều đương nhiên.
citizen." src="https://donghotantan.vn/wp-content/uploads/2018/09/kiem-tra-do-chinh-xac-cua-dong-ho-co-75.jpg"/>
Mức sai số trung bình ngày của đa phần các dòng đồng hồ cơ hiện đại ngày nay là khoảng +-20 giây/ngày(đối với thương hiệu Nhật trung bình khoảng 20 giây mỗi ngày, của Thuỵ Sĩ trung bình 10 - 20 giây mỗi ngày), khi so với mức sai số trung bình +-0.5 giây/ngày của đồng hồ pin thì đồng hồ pin có độ chính xác cao hơn 40 lần đồng hồ cơ.
2. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ cơ
2.1. Nhiệt độ
Nếu để đồng hồ trong một môi trường quá lạnh ( khoảng dưới 8 độ C) hay quá nóng (khoảng trên 38 độ C) sẽ khiến các thanh kim loại của đồng hồ co hoặc giãn không đồng đều theo nhiệt độ, khiến chức năng hoạt động cũng bị ảnh hưởng.
2.2. Từ trường
Nếu để đồng hồ cơ (đặc biệt là những chiếc đồng hồ lộ cơ chịu từ trường rất yếu) gần những vật dụng hằng ngày có ẩn chứa bước sóng từ trường như laptop, điện thoại, tivi, tủ lạnh,v.v… sẽ khiến thanh kim loại đồng hồ bị nhiễm điện và không thể hoạt động bình thường.
2.3. Chịu lực tác động mạnh
Việc gặp phải chấn động mạnh sẽ khiến một số bộ phận trong đồng hồ dễ bị nứt vỡ do bộ máy đồng hồ là một tập hợp các bộ phận nhỏ và mỏng lại với nhau, nên chúng khá nhạy cảm với lực tác động mạnh.
2.4. Bộ máy bị rỉ sét
Trong quá trình sử dụng, chẳng may đồng hồ bạn bị dính loại hoá chất như dầu ăn, nước hoa, nước rửa chén, nước biển,v.v… hoặc là mồ hôi sẽ ăn mòn dần các chất chống nước, vào bên trong bộ máy làm rỉ sét các bộ phậm cỗ máy bên trong. Vì thế bạn nên cố gắng chú ý vệ sinh bằng khăn nhúng nước, vắt thât khô và lau chùi nhẹ cho đồng hồ mỗi ngày.
2.5. Không nạp đủ năng lượng cho đồng hồ hoạt động
Việc lên năng lượng cho đồng hồ chưa đúng cách hay không đúng mức cũng khiến đồng hồ chưa nhận đủ năng lượng, khiến khả năng hoạt động ổn định của chúng cũng bị ảnh hưởng.
2.6. Bị khô dầu do không bảo dưỡng đồng hồ theo định kỳ
Đồng hồ cơ thường được bôi trơn lớp dầu tại các bộ phận chân kính (jewels) giúp cho đồng hồ hoạt động được trơn tru, mượt mà, tạo nên các chuyển động chính xác đồng bộ cho cỗ máy cơ, nếu lớp dầu bị khô đi thì chuyển động bộ máy cũng sẽ chậm chạp. Vì thế, để cho đồng hồ hoạt động mượt mà, bạn cần nắm ngày bảo hành lâu dầu định kỳ cho đồng hồ. Ví dụ:Thời gian tra dầu định kỳ tuỳ theo một số hãng, ví dụ khoảng định kỳ 3 năm đối với hãng SEIKO, Citizen, Tissot, Longines....
Tựu chung, thời gian lau dầu định kỳ với toàn bộ các hãng sẽ ít nhất sẽ là từ 3 năm trở lên, nên cứ 3 năm thì bạn cứ thử đem đồng hồ đến tiệm sửa đồng hồ uy tín nhất để kiểm tra và lau dầu. Nếu bạn mới mua môt đồng hồ cơ thì lớp dầu trong đồng hồ cơ cũng có thể đã khô dần qua quá trình bán hàng và để trữ kho đã lâu,bạn nên theo dõi độ hoạt động chính xác của chiếc đồng hồ cơ mới mua mỗi ngày, xem chúng có hoạt động sai số cao hay thấp (đối với thương hiệu Nhật trung bình khoảng 20 giây mỗi ngày, của Thuỵ Sĩ trung bình 10 - 20 giây mỗi ngày).
Nếu có sai số cao hơn thì bạn có thể đem đến các trung tâm bào hành để chỉnh điện tử cho độ sai số nằm khoảng cho phép.(đây là số đo trên máy đo ở dạng tĩnh, nêu bạn đeo thì có thể độ sai số không giống trên máy do hoạt động đeo trên tay không giống nhau nên có tỉ lệ sai số nhiều hơn hoặc ít hơn một ít) Ngoài ra, nếu máy chạy không ổn định thì cũng cần lau dầu lại.
Đọc thêm:
3. Cách nhận biết độ chuẩn của đồng hồ
Đầu tiên để biết được đồng hồ cơ bạn có chạy đúng chuẩn, ta phải biết được mã máy và thông số máy hoạt động như thế nào. Để tra mã máy, đa số các thương hiệu chính hãng đều cung cấp tên bộ máy trên chiếc đồng hồ, đặc biệt là đối với những chiếc đồng hồ thương hiệu Nhật Bản để giúp người dùng có kiến thức về đồng hồ cập nhật thông số bộ máy một cách nhanh chóng.
Mã máy đồng hồ cơ của Citizen
VD: Hãng Seiko thường hiển thị tên máy trên mặt số đồng hồ, hãng Citizen thường hiện thị tên máy ở lưng đồng hồ. Đối với Orient tìm trên Số Hiệu Sản Phẩm, ví dụ Số Hiệu Sản Phẩm là SDE00002W0 thì mã bộ máy là DE, sau đó truy cập trang chủ của ORIENT để tìm bộ máy có mã DE.Đối với Tissot và phần nhiều thương hiệu khác, ta sẽ search Số Hiệu Sản Phẩm trên google, trên trang chủ của Tissot để tìm tên bộ máy.
4. Lý thuyết về độ chính xác chuẩn của đồng hồ cơ
- 18000 vph (2.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -30 đến +60 giây/ngày
- 21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -20 đến +40 giây/ngày
- 25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +30 giây/ngày
- 28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +20 giây/ngày
- 36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -10 đến +15 giây/ngày
Sau khi tra mã máy và biết được tần suất hoạt động của máy, hãy nghiên cứu xem tần suất hoạt động của đồng hồ cơ bạn thuộc mức nào và đo độ chính xác đồng hồ bạn có đúng theo chuẩn trên không.
VD: Nếu bạn có chiếc đồng hồ cơ có tần suất hoạt động 28800 vph nhưng khi đo độ chính xác, bạn thấy chúng chạy chậm hơn 15 giây, hoặc chạy nhanh hơn 20 giây trong ngày, thì cỗ máy hoạt động của đồng hồ bạn đang gặp phải trục trặc, hoặc là do bạn ngày chưa nạp đủ năng lượng cho đồng hồ hoạt động.
5. Độ chính xác Chronometer và chứng nhận COSC đối với đồng hồ cơ Thuỵ Sĩ
Chronometer dùng để chỉ tiêu chuẩn độ chính xác cực khắt khe của Thuỵ Sỹ chỉ dành cho đồng hồ của các hãng Thuỵ Sỹ cần đáp ứng để được chứng nhận tiêu chuẩn ấy.
Những chiếc đồng hồ đạt chuẩn Chronometer cùa COSC sẽ được khắc chữ "CHRONOMETER" trên mặt số đồng hồ
Mỗi quốc gia có một cách chứng nhận chuẩn chính xác khác nhau (như Seiko với dòng đồng hồ Grand Seiko, Citizen với dòng đồng hồ pin Citizen Chronomaster) và riêng tại Thuỵ Sỹ, đồng hồ đạt chuẩn chính xác Chronometer phải là đồng hồ được kiểm duyệt và chứng thực bởi tổ chức có uy tín nhất tại nước này, chuyên chịu trách nhiệm về việc kiểm nghiệm chất lượng đồng hồ Thuỵ Sỹ.
Tổ chức COSC (viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres có tiếng Anh là Official Swiss Chronometer Testing Institute, Viện kiểm tra Chronometer Thụy Sĩ chính thức). Những chiếc đồng hồ được gửi đến Tổ chức COSC để thẩm định chất lượng cần phải trải qua những quá trình theo dõi các tiêu chuẩn sau:
- Sai số trung bình ngày: sau 10 ngày thử nghiệm, sai số của máy đồng hồ chỉ được phép sai lệch trong khoảng từ -4 đến +6s mỗi ngày.
- Chênh lệch nhanh chậm: Theo dõi sai số của đồng hồ tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày thì tổng cộng sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2s.
- Chênh lệch sai số giữa hai ngày ngẫu nhiên: Sai số giữa 2 ngày ngẫu nhiên ở 5 vị trí tương ứng không lớn hơn 5s.
- Chênh lệch sai số theo phương: Chênh lệch sai số trung bình khi đồng hồ đặt thẳng đứng và nằm ngang phải trong khoảng -6 đến +8s.
- Chêch lệch sai số trung bình và ngẫu nhiên: Sai số lớn nhất trong ngày và sai số trung bình trong ngày không chênh nhau quá 10s một ngày
- Biến nhiệt: Sai số tại 8 độ C và 38 độ C không được lớn hơn 0.6 giây mỗi ngày
- Sai số lũy tiến: Chênh lệch sai số trung bình trong hai ngày đầu tiên và hai ngày cuối cùng không được vượt quá 5s. Tựu chung, một chiếc đồng hồ cơ chuẩn COSC của Thuỵ Sỹ chỉ được phép sai số trong khoảng từ -4 đến +6 giây/ ngày.
6. Làm thế nào để làm thế nào kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ
Ta có 2 cách: một, là thủ công; hai, là bằng máy đo Timegrapher.
6.1. Cách đo thủ công
Phương pháp 1: Đo độ lệch trong cả 1 ngày
Bạn có thể vào website https://www.worldtimeserver.com/current_time_in_VN.aspx Để cập nhật giờ theo giờ nguyên tử, công nghệ giờ chính xác nhất Thế giới hiện nay.
Bạn đợi đến bảng giờ nguyên tử đúng một số giờ nhất định là XX:XX:00 rồi thiết lập đồng hồ cơ của bạn theo đồng bộ thông số giờ XX:XX:00 rồi đợi qua 24 tiếng đúng đến giờ đó để xem độ lệch giây một ngày của đồng hồ cơ, lặp lại thêm vài ngày để tính được độ lệch trung bình của đồng hồ cơ của bạn.
VD: Bạn có thể canh giờ cho đồng hồ hồ cơ là 20:30:00 và thiết lập đồng hồ cơ của bạn hoạt động đồng bộ với giờ nguyên tử khi điểm 20:30:00. Sử dụng đồng hồ cơ qua 24 tiếng đến đúng khi giờ nguyên tử khi điểm 20:30:00 của ngày tiếp theo thì đồng hồ cơ của bạn là 20:29:45 thì đồng hồ cơ bạn bị lệch chậm 15 giây/ngày, lặp lại theo ngày tiếp theo có thể là nhanh 20 giây/ngày v.v… và rồi tính ra số độ lệch trung bình của đồng hồ cơ của bạn.
6.2. Cách đo bằng máy đo Timegrapher
Phương pháp thứ hai là sử dụng máy đo Timegrapher, đây là máy đo của các thợ đồng hồ chuyên nghiệp sử dụng.
Máy đo Timegrapher
Ưu điểm chính của việc sử dụng công cụ này là độ chính xác của đồng hồ tự động có thể được biết ngay lập tức, so với phương pháp theo dõi độ chính xác phải thực hiện từng ngày như trong phương pháp đầu tiên ở trên. Chỉ cần đặt đồng hồ chạy trên bệ của công cụ và nó sẽ tự động tính được độ sai số, nhịp đập và biên độ của bánh xe cân bằng. Người thợ lành nghề qua thông số hiển thị, có thể nhanh chóng nhận biết bộ máy đồng hồ bạn là bình thường hay đang gặp trục trặc.
Nếu bạn là dân chuyên nghiệp trong việc sửa chữa đồng hồ, bạn có thể sở hữu máy này để kiểm tra thường xuyên những chiếc đồng hồ của bạn. Nếu không biết cách sử dụng, thì bạn đừng nên mua máy này, mà tốt nhất là đem đồng hồ tới các cửa tiệm đồng hồ uy tín để kiểm tra một cách chính xác nhất, nhận biết lỗi một cách nhanh chóng nhất cho bộ máy đồng hồ cơ, và đồng thời được căn chỉnh lại độ chính xác cho đồng hồ của bạn. Tại cửa hàng SHOPDONGHO.com, SHOPDONGHO.com sẽ nhận đo độ chính xác đồng hồ cơ của bạn miễn phí.
7. Sửa đồng hồ cơ ở đâu tại Tp. Hồ Chí Minh là uy tín nhất
Nếu trong quá trình sử dụng đồng hô cơ, bạn nhận thấy đồng hồ chạy nhanh hay châm, hay có sai số quá lớn, bạn có thể đem đồng hồ đến cửa tiệm đồng hồ SHOPDONGHO.com tại đ/c: 285 Lý Tự Trọng, P.Bến Thành, Q.1 để được tư vấn hợp lý và sửa chữa đồng hồ kịp thời.
Từ khi thành lập vào năm 1985 đến nay, cửa hàng đồng hồ chính hãng SHOPDONGHO.com luôn là đối tác tin cậy của hơn 15 thương hiệu đồng hồ danh tiếng thế giới đến từ Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức như Omega, Longines, Rado, Citizen, Bulova, Movado,…
SHOPDONGHO.com là TTBH Quốc Tế được sự ủy quyền của các Hãng : Tissot, Movado, Coach ,Citizen, Bulova, Enicar,Grovana, Alfex và cũng đảm nhiệm sửa đồng hồ Rolex, Omega, Longines, Breguet, Rado, Gucci, Montblanc, Mido, Raymond Weil, Caravelle, …
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành đồng hồ chính hãng, bạn không cần phải lo đồng hồ bị hư mà không có chỗ bảo hành uy tín, khi những người thợ sửa chữa đồng hồ tại SHOPDONGHO.com tại cửa hàng là những chuyên gia đồng hồ giàu kinh ngiệm hàng đầu tại Việt Nam, được đào tạo chính thức và định kỳ bởi các hãng, cùng những máy móc sửa chữa, vật liệu thay thế cho đồng hồ cũng được nhập khẩu chính hãng.
Xem thêm:
NÊN MUA ĐỒNG HỒ NHẬT BẢN HAY ĐỒNG HỒ THỤY SỸ? THỰC SỰ ĐỒNG HỒ NÀO TỐT HƠN?
CÁCH PHÂN BIỆT ĐỒNG HỒ TISSOT THẬT GIẢ, CHECK ĐỒNG HỒ TISSOT CHÍNH HÃNG
CÁCH KIỂM TRA MÃ SỐ TRÊN ĐỒNG HỒ TISSOT
TOP THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ VỪA TÚI TIỀN DÀNH CHO NAM
ĐỒNG HỒ CITIZEN CỔ XƯA
ĐỒNG HỒ BULOVA CỦA NƯỚC NÀO?
CÔNG NGHỆ ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE, CÔNG NGHỆ TIẾT KIỆM TÚI TIỀN NGƯỜI TIÊU DÙNG
ĐỊA ĐIỂM ĐÁNH BÓNG ĐỒNG HỒ GIÀU KINH NGHIỆM TẠI TP.HCM
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE