Vòng bezel là một thành phần trên đồng hồ, nằm xung quanh mặt số. Nó thường được làm bằng kim loại và có thể xoay. Vòng bezel thường được sử dụng để đo đạc thời gian hoặc tính toán khoảng cách. Đồng hồ có vòng bezel cung cấp khả năng đa chức năng và thêm đẳng cấp cho thiết kế.
Đồng hồ đeo tay chắc chắn không còn xa lạ với bất cứ ai, nhưng các khái niệm liên quan đến món đồ quen thuộc này không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết hôm nay, SHOPDONGHO.com sẽ gửi đến anh chị em bài viết vòng bezel là gì cũng như tất tần tật thông tin về vòng bezel trên đồng hồ nhé.
Vòng bezel là gì?
Vòng bezel là chiếc vòng trên cùng của đồng hồ bao quanh mặt kính. Vòng bezel này có thể xoay theo 1 chiều, 2 chiều hoặc cố định không xoay được. Nếu để ý một chút, anh chị em có thể thấy tất cả các mẫu đồng hồ đều có bộ phận vòng bezel này.
Nhìn chung, có khá nhiều loại vòng bezel khác nhau và chúng sẽ đi kèm với một chức năng cụ thể khác nhau. Về thiết kế, vòng bezel hiếm khi được trang trí và chú trọng như mặt số hay kim, cọc đồng hồ.
Để hiểu rõ hơn về bộ phận vòng bezel này, mời anh chị em cùng tiếp tục tìm hiểu về lịch sử cũng như các loại (chức năng) của vòng bezel dưới đây.
Lịch sử ra đời của vòng bezel
Bắt đầu từ những năm 1950s, các nhà sản xuất đồng hồ đã nhận thấy rằng vòng bezel là một bộ phận hoàn hảo giúp tích hợp thêm các chức năng mà không phức tạp hóa bộ máy đồng hồ.
Thực chất, vòng bezel đã xuất hiện lần đầu tiên trên đồng hồ vào năm 1930. Tiêu biểu là thương hiệu đồng hồ Rolex đã sử dụng một chiếc vòng bezel cho phép xoay được trên chiếc đồng hồ lặn cổ xưa thời điểm bấy giờ.
Kể từ lúc này, vòng bezel xoay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của tất cả các mẫu đồng hồ lặn. Chúng thậm chí còn được đưa vào tiêu chuẩn quốc tế ISO-6425 dành cho đồng hồ lặn.
Longines là một cái tên nổi trội khác đã sử dụng vòng bezel trên những chiếc đồng hồ của mình với chức năng cho phép điều hướng và điều chỉnh chính xác khi thực hiện lặn.
Vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ II cũng là lúc hoàn thiện hơn các chức năng của vòng bezel trên những chiếc đồng hồ quân đội và hàng không.
Phân loại chức năng vòng bezel
Như đã nói, với bề dày lịch sử ra đời và phát triển không ngắn, vòng bezel có rất nhiều loại và đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Dưới đây là 10 loại vòng bezel phổ biến và thường gặp nhất hiện nay.
Vòng bezel trơn và có rãnh
Không phải mọi chiếc vòng bezel đều đảm nhiệm thực hiện một chức năng cho đồng hồ. Rất nhiều vòng bezel được thiết kế chỉ vì “ảnh hưởng từ lịch sử”. Mẫu vòng bezel trên những mẫu đồng hồ này thường có dạng trơn hoặc có rãnh và thường sẽ được cố định, không xoay được.
Loại vòng bezel này có thể thiết kế dày hoặc mỏng thậm chí đính kim cương ở một số mẫu đồng hồ phiên bản đặc biệt.
Vòng bezel Tachymeter
Đây là một trong những chức năng phổ biến nhất có thể được ứng dụng của vòng bezel. Và vòng bezel này sẽ được cố định và không xoay được, giúp đo lường chính xác mỗi phút / giờ. Chức năng này cũng cho phép người sử dụng đo lường được khoảng cách và tốc độ khi cần.
Vòng bezel Pulsometer
Trên thực tế, Pulsometer là chức năng khá hiếm có thể tìm thấy trên một chiếc đồng hồ đeo tay. Nó sẽ thường được tích hợptreen những chiếc đồng hồ chuyên dụng dành cho bác sĩ.
Đây là chức năng giúp bác sĩ có thể chính xác nhịp tim của bệnh nhân, đã được xuất hiện từ những năm 1920. Cách thức hoạt động của Pulsometer khá tương tự như Tachymeter nhưng khó sử dụng và phức tạp hơn.
Vòng bezel Telemeter
Telemeter là cũng là một chức năng không quá phổ biến trên một chiếc đồng hồ đeo tay. Chức năng này cũng thường bị nhầm lẫn với Tachymeter vì có tên khá tương tự nhau. Tuy nhiên, Telemeter là chức năng giúp đo khoảng cách giữa sự kiện có thể nhìn thấy được và một sự kiện có thể nghe được.
Anh chị em có thể hình dung rõ hơn với ví dụ sau: Khi nhìn thấy tia chớp, bắt đầu khởi động chức năng bấm giờ và dừng lại khi nghe thấy tiếng sấm.
Vòng bezel Decimeter / Decimal
Decimeter / Decimal được phát minh như một sự thay thế cho chức năng Tachymeter trên Speedmaster. Tuy nhiên, vòng bezel của Decimeter / Decimal có thiết kế thang đo hiếm gặp hơn, cho phép người đeo chuyển đổi thời gian thành giá trị thập phân.
Cơ chế của chức năng này được sử dụng chủ yếu trong các phép đo khoa học và công nghệ, kết hợp với những cải tiến của đồng hồ đeo tay, khiến cho Decimeter / Decimal có thể được sử dụng dễ dàng hơn.
Vòng bezel GMT
GMT là chữ viết tắ của Greenwich Mean Time, hay còn được biết đến như UTC / Coordinated Universal Time. Đây là chức năng cho phép người đeo có thể biết được thời gian ở một quốc gia có múi giờ khác.
Vòng bezel của chức năng này thường có kích thước lớn hơn, có thể xoay được và có thang đo là 24 giờ. Một số mẫu khác có khả năng hiển thị giờ ngày và đêm, vòng bezel này còn có thiết kế hai màu lạ mắt.
Vòng bezel Count-Up
Đây là chức năng phổ biến nhất thường gặp trên những mẫu đồng hồ lặn, giúp tình thời gian đã trôi qua. Count-Up cực kỳ quan trọng vì nếu không biết cách sử dụng, hay tính toán sai lệch một chút, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người lặn vì hết không khí trong khi lặn.
Ngoài ra, vòng bezel cho chức năng Count-Up chỉ xoay được một chiều là ngược chiều kim đồng hồ. Điều này giúp đảm bảo vòng không bị tự xoay khi gặp áp lực nước lớn.
Vòng bezel Countdown
Có cơ chế hoạt động khá tương tự như Count-Up, nhưng Countdown là chức năng cho phép người sử dụng đo lường thời gian còn lại của một sự kiện, hành động.
Thang đo được đánh dấu trên vòng bezel sẽ được đánh dấu ngược lại tính là bắt đầu từ 60 và trở về 0 theo chiều kim đồng hồ. Cơ chế này hoàn toàn ngược lại với Count-Up cho đồng hồ lặn.
Vòng bezel Yacht-Timer
Đây là chức năng được sử dụng phổ biến trên những chiếc đồng hồ chuyên dụng trong việc đua thuyền. Thông thường, dọc theo cạnh ngoài của vòng bezel, có một bộ đếm thời gian từ 10 đến 1 trải dài trên 2/3 trên cùng của khung bezel.
Chức năng này được làm ra với mục đích giúp cho các tay đua không bị xuất phát chậm hay hoặc sớm hơn trước khi có tín hiệu bắt đầu cuộc đua thứ hai.
Vòng bezel Slide Rule
Đây là một trong những có chế phức tạp và cũng khó sử dụng nhất của vòng bezel được đề cập đến trong bài viết hôm nay. Chức năng này đã phổ biến trên nhưunxg chiếc đồng hồ Breitling Navitimer vào năm 1950s.
Slide Rule cho phép các phi công đo lường được lượng tiêu thụ nhiên liệu, tốc độ gió, khoảng cách cũng như các thước đo tiêu chuẩn khác. Cho đến ngày nay, chức năng này vẫn là một kiến thức cần phải nắm được của những phi công.
(Nguồn: bespokeunit.com)
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho anh chị em. Theo dõi SHOPDONGHO.com thường xuyên để cập nhật nhiều tin tức mới nhất anh chị em nhé!