Việc chọn mua 1 mẫu đồng hồ thường cần chú ý đến những điểm như mặt đồng hồ, dây đeo, chất liệu, kích cỡ,… nhưng ngoài những điểm cơ bản trên cần nhiều lưu ý hơn để có thể chọn mua đồng hồ cơ chất lượng, ưng ý mà chúng ta sẽ cùng đọc trong bài viết sau đây.
Các loại đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ là một cỗ máy tinh xảo, đam mê của rất nhiều tín đồ trên thế giới bởi cả thiết kế vẻ ngoài và cả giá trị nghệ thuật bên trong đem lại sự đẳng cấp cho người đeo nó. Để chọn mua đồng hồ cơ đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại đồng hồ cơ cơ bản.
Nhiều người nhầm lẫn khi gọi chung đồng hồ cơ với đồng hồ cơ Automatic là một. Điều này là sai vì đồng hồ cơ là tên gọi chung các loại đồng hồ sử dụng 1 bộ máy cơ khí, được cung cấp năng lượng từ dây cót nằm phía trong. Đồng hồ cơ được chia thành 2 loại cơ bản khác nhau:
Đồng hồ cơ tự động Automatic
Đồng hồ cơ tự động hay gọi là đồng hồ cơ Automatic được lên năng lượng tự động dựa theo những chuyển động của tay người đeo. Năng lượng từ những chuyển động hàng ngày sẽ tác động lên bộ máy đồng hồ và chuyển thành năng lượng tích trữ trong bộ cót.
Ưu điểm của đồng hồ cơ tự động Automatic nằm ở việc không cần thay pin, mặc dù vậy bạn phải đeo đồng hồ trung bình 8 tiếng 1 ngày tùy mẫu đồng hồ. Nếu để lâu không đeo, đồng hồ của bạn sẽ bị đứng (không chạy) nhưng đừng lo, khi đó bạn chỉ cần lắc nhẹ đồng hồ để kích hoạt lại.
Khi có các vận động mạnh như thể thao bóng chuyền, tennis, cầu lông không nên đeo đồng hồ cơ tự động bởi những tác động mạnh sẽ gây ra trên bộ máy có thể gây hỏng đồng hồ.
Bên cạnh đó nhiều mẫu đồng hồ cơ tự động cũng được tích hợp khả năng lên dây cót bằng tay.
Đồng hồ cơ vặn tay Hand-Winding
Khác với đồng hồ cơ tự động thì đồng hồ cơ vặn tay Hand-Winding yêu cầu người dùng phải lên dây cót bằng việc vặn núm cót ở bên cạnh mặt đồng hồ. Độ dài của cuộn dây cót quyết định khả năng tích trữ năng lượng của chiếc đồng hồ, cuộn dây càng dài thì 1 lần vặn tối đa có thể tích trữ càng nhiều, trung bình khoảng 45 giờ hay nhiều hơn nữa với những mẫu đắt đỏ.
Đồng hồ cơ vặn tay thường có sai số nhiều hơn đồng hồ cơ tự động, và để đồng hồ hoạt động được lâu cần lên dây cót thường xuyên sau 2 đến 3 ngày. Lưu ý khi lên dây cót cho đồng hồ cơ các bạn không nên vặn quá tay, vặn chặt quá mức sẽ có thể gây đứt dây cót.
➣➣➣ Xem thêm: 5 Điều Cần Biết Về Sai Số Đồng Hồ Cơ Không Thể Bỏ Qua
Chọn mua đồng hồ cơ chất lượng, ưng ý
Ngoài những tiêu chí cơ bản như thiết kế mặt kính, mặt số, dây đeo, chất liệu, giá cả … thì chọn mua đồng hồ cơ còn cần 1 số tiêu chí sau:
- Trọng lượng: mang 1 bộ máy cơ khí với nhiều chi tiết nhỏ nên đồng hồ cơ thường có trọng lượng khá nặng. Chính vì vậy nên chú ý lựa chọn mua đồng hồ cơ trọng lượng vừa tay với bản thân, đặc biệt với nữ giới.
- Tần số dao động: đây cũng là 1 thông số quan trọng khi chọn mua đồng hồ mà nhiều người không chuyên sẽ không để ý. Tần số dao động là số dao động của bánh lắc trong 1 thời gian nhất định thường là một giờ, tần số càng cao thì đồng hồ càng chạy mượt.
- Sai số: đồng hồ càng chất lượng sai số sẽ càng ít. Trung bình sai số có thể chấp nhận được của đồng hồ cơ là dưới 25 giây/ ngày, thông thường các mẫu đồng hồ cơ chính hãng trên thị trường đáp ứng được yêu cầu này.
- Độ chống nước: để đảm bảo cho bộ máy cơ khí được hoạt động bền bỉ thì độ chống nước cần được tích hợp, thấp nhất là 30m và độ chống nước càng cao, đồng hồ càng khó vào nước.
- Hàng chính hãng: chọn mua đồng hồ cơ chúng ta cần tìm 1 cơ sở phân phối chính hãng để “chọn mặt gửi vàng”. Tại sao cần mua tại cơ sở chính hãng?
Các mẫu đồng hồ khi mua tại các cơ sở phân phối chính hãng, việc bảo hành, sửa chữa sẽ đơn giản và được đảm bảo mà hàng xách tay không thể có. Trong trường hợp xấu, chọn mua đồng hồ cơ tại nguồn gốc không rõ ràng bạn có thể sẽ mua phải 1 chiếc đồng hồ fake với giá thật.
Với những tip bỏ túi mà benhviendongho.com đã tổng hợp bên trên, hy vọng giúp ích các bạn chọn mua đồng hồ cơ được dễ dàng và ưng ý hơn.